close

Chạy theo trào lưu chữa lành: Một “lỗ hổng” tâm linh!

Ngày đăng: 16/12/2024 Lượt xem: 336 Chuyên mục: Xã hội

Giới trẻ bây giờ sao mong manh và dễ “bị tổn thương” quá. Họ thường sống theo cảm tính, theo số đông và bạn bè, nhất là theo định hướng của truyền thông, theo thần tượng nên dễ bị tác động, hướng dẫn, lèo lái. Trong cuộc sống, họ ưa chuộng những mĩ từ như: phong cách, đẳng cấp, cá tính độc đáo hoặc bất cần… Vì thế, chỉ thoáng gặp những khó khăn trong công việc hay áp lực trong cuộc sống, họ chao đảo, chán chường, căng thẳng và mệt mỏi, cảm thấy bế tắc. Bên ngoài muốn muốn quậy phá trước khi “buông bỏ – thua cuộc”, còn bên trong cảm thấy bị tổn thương, suy sụp và, theo xu hướng hiện nay, phát sinh nhu cầu “chữa lành!”​

Xu hướng này phản ánh sức khỏe tinh thần của giới trẻ “có vấn đề”​

Có lẽ trào lưu “chữa lành” phổ biến như hiện nay nói lên điều gì đó (?) Bất cứ điều gì, cách nào khiến tâm hồn người ta cảm thấy thư thái, bình an và những nỗi đau, sự tổn thương được xoa dịu, những suy nghĩ tiêu cực, bất an bị loại thải, thấy cuộc sống có “ý nghĩa” hơn, đều được gọi là “chữa lành”!Không phủ nhận vai trò của “chữa lành” của những người biết cách tự xoa dịu những cú sốc tâm lý, thoát khỏi lo âu, phiền muộn, tìm được sự thăng bằng. Nhưng điều đáng nói là nhiều người trẻ ngày nay, dù có điều kiện kinh tế gia đình khá giả, có công việc ổn định, không quá bận tâm về kinh tế lại hùa theo trào lưu “chữa lành”, luôn cảm thấy bản thân bị tổn thương dù chỉ là chuyện vặt vãnh. Và họ tìm đến “chữa lành” bằng nhiều hình thức như thiền, yoga, du lịch, hoặc bằng âm nhạc, sách, thể thao, múa hát… nhưng những điều đó cũng chẳng thể “chữa”, giúp họ “lành”.Nắm bắt trào lưu này, những khóa học “chữa lành” nở rộ, nhiều chuyện viên “gà mờ” huênh hoang về thứ kiến thức, học thuật “trên mạng”, chẳng có cấp thẩm quyền nào cấp bằng hay công nhận, nhưng họ luôn cam kết chữa lành. Lành hay không, không biết, nhưng rõ ràng là, chỉ biến “lợn lành thành lợn què”.

Nhắc lại chuyện “xưa”, “tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu”​

Đó là một thành ngữ, được dùng để chỉ sức mạnh và nghị lực của tuổi trẻ khi muốn đạt mục đích; thực hiện những việc khó khăn. Câu thành ngữ này thường được dùng để ca ngợi và khích lệ tính năng động, mạnh mẽ của giới trẻ.Bản lãnh của nhiều người trẻ khi “xưa” là thế: không ăn bám bố mẹ; những kẻ ỷ lại vào bố mẹ để ăn chơi, lêu lổng, phải trả giá cho điều ấy; còn đa số phải tự học, tự lập và phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, không dễ dàng gục ngã, chẳng bao giờ buông thả bản thân, biết tự kiếm tiền lo cho mình và gia đình. Cuộc sống đầy gian nan, khốn khó, nhiều va vấp, thất bại nhưng đều lấy đó làm động lực, làm bài học để cố gắng vươn lên, trưởng thành hơn, vì “thất bại là mẹ thành công”, chẳng mấy ai bị “tổn thương” đến độ trầm cảm hay phát sinh nhu cầu “chữa lành”.

Vậy, tôi phải làm gì?​

Trước tiên, mỗi người phải tự nâng cao nhận thức, hiểu biết “chữa lành” là điều cần thiết trong cuộc sống, là một quá trình điều trị và phục hồi, tái tạo lại sự cân bằng, hài hòa trong tâm hồn. Mỗi người cần học cách lắng nghe tâm hồn mình, dùng ý chí kiên định tập các kỹ năng làm chủ cảm xúc, để “tâm bất biến giữa giòng đời vạn biến”, dù bên ngoài xảy ra bất cứ điều gì bất ưng, bất thuận, phải giữ cho tâm hồn mình luôn cảm thấy an nhiên, cân bằng. Kế đó, cần có có định hướng đúng đắn, biết vượt qua chính mình, có những biện pháp tích cực như nhìn lại trách nhiệm, lòng nhiệt huyết và thái độ tôn trọng bản thân với lối sống lành mạnh. Cuối cùng nếu có thể, cần tìm tới chuyên viên xin tư vấn.Đừng quên, “một trí tuệ minh mẫn chỉ có trong một cơ thể cường tráng”, muốn có tinh thần tốt, cần biết cách hưởng thụ hợp lý, thường luyện tập thể dục, thể thao, dành thời gian chăm sóc gia đình, giảm bớt những hoạt động như lướt web, xem youtube, tiktok, chơi game…Vì mục tiêu chính của “chữa lành” chính là cân bằng, hài hòa từ thể chất đến tâm thần, giúp người ta cảm thấy bình an và hạnh phúc. Những trạng thái tâm lý liên quan đến cảm xúc như: mừng, giận, buồn, vui, thương, ghét, ham muốn, đều gây ra hậu quả. Hãy lưu giữ những trạng thái tích cực, còn những trạng thái tiêu cực, dù không thể loại bỏ trong cuộc sống, nhưng đừng để nó lấn át, khống chế và chi phối. Kẻo lại phải “đi chữa lành!”​

Nguồn: phailamgi.com

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x